DIỂN ĐÀN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DIỂN ĐÀN


 
Trang ChínhTrang Chính  BLOGBLOG  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  

 

 Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011

Go down 
Tác giảThông điệp
hoanglong

hoanglong


Tổng số bài gửi : 125
Join date : 07/08/2011

Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011  Empty
Bài gửiTiêu đề: Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011    Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011  Empty15.08.11 8:38

Trong Đề thi tốt nghiệp THPT 2011, Câu 2.3 yêu cầu tìm m để một hàm số bậc 3 cho sẵn đạt cực tiểu tại x=1. Đáp án chính thức sử dụng điều kiện đủ để hàm số cực trị để tìm ra m. Một bài toán đơn giản nhưng để làm đúng cần có sự nắm vững lí thuyết về cực trị hàm hàm một biến. Nhiều bạn thắc mắc liệu có thể viết được như sau không?
Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011  Cuctri
Tức là dấu tương đương ở trên là đúng hay sai?
Câu trả lời là SAI (Xem Điều kiện đủ của cực trị bên dưới).
Bạn làm đúng nếu bạn trình bày theo trình tự như đáp án chính thức hoặc bạn thử lại bằng tính toán trực tiếp sau khi tìm ra giá trị m nhờ định lí Fermat.


Điều kiện đủ của cực trị:

Cho hàm số y=f(x) có f'(a)=0 và f khả vi cấp 2 tại x=a.
(i) Nếu f''(a)>0 thì x=a là điểm cực tiểu (minimum point).
(ii) Nếu f''(a)<0 thì x=a là điểm cực đại (maximum point). (iii) Nếu f'' (a) = 0 thì ta không có kết luận gì.


Ta có ví dụ minh họa cho phần (iii): Ta có với f(x)=x^3 ta có f''(0)=0 nhưng x= 0 không phải là điểm cực đại cũng không phải là điểm cực tiểu. Nếu f(x)=x^4 thì ta có x=0 là điểm cực tiểu nhưng f''(0)=0. Rõ ràng x=0 là điểm cực đại của hàm số f(x)=-x^4 nhưng f''(0)=0.

Khai thác thêm:
Nếu đạo hàm cấp 2 tại x=a bằng 0, ta cần kiểm tra các đạo hàm cấp cao hơn để đưa ra kết luận. Giả sử y''(a) = ... = yn-1(a) = 0 và yn(a)khác 0. Sử dụng khai triển Taylor ta đi đến kết quả.

Trường hợp 1: n là số chẵn.
Nếu y(n)(a) >0 thì a là điểm cực tiểu.
Nếu y(n)(a)< 0 thì a là điểm cực đại.

Trường hợp 2: n là số lẻ.
Lúc đó (x - a)n đổi dấu khi x di chuyển từ x < a sang x > a, và do đó nó là một điểm uốn.

Ví dụ:
y(x) = x5 có điểm dừng (stationary point) là x = 0.
y"(x) = 20x3; y"(0) = 0

y"'(x) = 60x2; y"'(0) = 0 : không có kết luận gì.

y''''(x) = 120x; y''''(0) = 0
y(5)(x) = 120; y(5)(0) = 120; n=5 là số lẻ và do đó x=0 là điểm uốn (inflection point).
Về Đầu Trang Go down
 
Điều kiện đủ của cực trị và sai lầm khi giải đề thi tốt nghiệp THPT môn Toán 2011
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các bài toán phụ mới và hay trong câu KSHS của các đề thi thử 2011 (có lời giải) [MỚI]
» Các bài toán Tích phân luyện thi từ Toán học Tuổi trẻ (có lời giải)
» Phương pháp giải toán thi lớp 6
» Giáo án Lý, Giáo án Toán » Trọn bộ Thiết Kế Bài Giảng Vật lí THPT ( lớp 10, 11, 12)
» Xem Đề thi Đáp án Đại học khối A B C D năm 2011 Toán Lý Hóa Sinh Anh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DIỂN ĐÀN :: .:๑۩۞۩๑ღKIẾN THỨC HỌC ĐƯỜNG ๑۩۞۩๑ღ :: Toán Học-
Chuyển đến